Bước tới nội dung

Antigonish, Nova Scotia

Antigonish
Tiếng Gael: Am Baile Mòr
—  Thị trấn  —
Nhà thờ chính tòa St. Ninian
Nhà thờ chính tòa St. Ninian
Antigonish trên bản đồ Nova Scotia
Antigonish
Antigonish
Vị trí của Antigonish tại Nova Scotia
Quốc giaCanada
TỉnhNova Scotia
HạtHạt Antigonish
Thành lập1784
Hợp nhất9 tháng 1, 1889
Chính quyền
 • KiểuHội đồng thị trấn
 • Thị trưởngLaurie Boucher
 • Governing BodyHội đồng thị trấn Antigonish
Diện tích (2016)[1]
 • Thị trấn5,01 km2 (1,93 mi2)
 • Đô thị5,49 km2 (2,12 mi2)
Độ cao cực đại34 m (112 ft)
Độ cao cực tiểu0 m (0 ft)
Dân số (2016)[1]
 • Thị trấn4.364
 • Mật độ871,7/km2 (2,258/mi2)
 • Đô thị5.002
 • Mật độ đô thị910/km2 (2,400/mi2)
Tên cư dânAntigonisher
Múi giờAST (UTC-4)
 • Mùa hè (DST)ADT (UTC-3)
Mã bưu chínhB2G
Mã điện thoại902
Trang webwww.townofantigonish.ca Sửa dữ liệu tại Wikidata

Antigonish (/ˌæntɪɡəˈnɪʃ/; tiếng Gael Scotland: Am Baile Mòr, phát âm [am ˈpalə ˈmuːɾ]) là một thị trấn ở hạt Antigonish, Nova Scotia, Canada. Thị trấn là nơi đặt Đại học St. Francis Xavier, và là nơi tổ chức Highland games từ lâu nhất trong những nơi ngoài Scotland. Nó cách Halifax, tỉnh lỵ, 160 km (100 đặm) về phía đông bắc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Antigonish là địa điểm cư trú ven biển mùa hè thường niên của cộng đồng người Mi'kmaq trước khi người châu Âu đến.[2] Cái tên gốc đã mất đi do tiếng Mi'kmaq suy sụp dần trong hai thế kỷ qua. Sự định cư của người châu Âu diễn ra lần đầu năm 1784 khi trung tá Timothy Hierlihy của Trung đoàn Tình nguyện Nova Scotia Hoàng gia được phát một mẩu đất rộng bên cảng Antigonish.[3] Hierlihy và đồng hương lập điểm dân cư Dorchester, lấy tên từ Sir Guy Carleton, người là Toàn quyền Canada và sau đó là Lord Dorchester. Năm 1796 một người khai khẩn khác, với sự trợ giúp của một người dẫn đường First Nations, phát quang một con đường mòn từ cảng Antigonish đến Brown's Mountain. Đường mòn này trở thành lối đi cho du hành gia rồi dần trở thành phố chính ngoằn ngoèo. Đến cuối thập niên 1820, Dorchester đã được quen miệng gọi là Antigonish. Năm 1852, một tờ báo, The Casket, bắt đầu được xuất bản. Nó được Bounty Print mua lại năm 2015.[4]

Đại học St. Francis Xavier chuyển đến Antigonish năm 1855, dù thành lập năm 1853 ở Arichat, Cape Breton, và hồi đầu mang tên College of East Bay theo East Bay, Nova Scotia nơi trước đó từng có một cơ sở học tập khác (1824–1829). St.F.X. ban đầu là một chủng viện Công giáo rồi được trao toàn quyền đại học năm 1866 theo một quyết định của Nova Scotia House of Assembly.

Bệnh viện đầu tiên ở Antigonish mở cửa ngày 10 tháng 6 năm 1906.

Antigonish nổi bật ở chỗ từng có một phòng trào xã hội đặt theo tên nó, phong trào Antigonish, xuất phát từ Đại học St. Francis Xavier vào thập niên 1920, phát động bởi tu sĩ và giáo viên địa phương gồm cả Moses Coady và Cha Jimmy Tompkins.

Dân số lịch sử
NămSố dân±%
19011.838—    
19111.787−2.8%
19211.746−2.3%
19311.784+2.2%
19412.157+20.9%
19513.196+48.2%
19563.592+12.4%
19614.344+20.9%
NămSố dân±%
19815.205+19.8%
19865.291+1.7%
19914.924−6.9%
19964.860−1.3%
20014.754−2.2%
20064.236−10.9%
20114.524+6.8%
20164.364−3.5%
[5][6][7][8][9][10][11]

Năm 2016, Thị trấn Antigonish tính được dân số 4.364 người sống trong 1.997 trên 2.596 tổng nhà ở tư nhân, giảm -3.5% so với dân số thu thập năm 2011 là 4.524 người. Với diện tích đất 5,01 km2 (1,93 dặm vuông Anh), nơi đây có mật độ dân số 871,1/km2 (2.256,0/sq mi) năm 2016.[1]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Antigonish có khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfb), với mùa hè ẩm, ấm, mùa đông lạnh, có tuyết rơi. Nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Antigonish là 37,8 °C (100 °F) vào ngày 12 tháng 8 năm 1944.[12] Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −35,6 °C (−32 °F) ngày 19 tháng 1 năm 1925.[13]

Dữ liệu khí hậu của Southside Antigonish Harbour
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 17.0
(62.6)
16.7
(62.1)
26.0
(78.8)
29.7
(85.5)
34.0
(93.2)
35.6
(96.1)
37.2
(99.0)
37.8
(100.0)
34.4
(93.9)
26.7
(80.1)
22.2
(72.0)
17.0
(62.6)
37.8
(100.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) −1.3
(29.7)
−0.6
(30.9)
3.4
(38.1)
8.6
(47.5)
15.6
(60.1)
21.0
(69.8)
25.2
(77.4)
25.0
(77.0)
20.9
(69.6)
13.7
(56.7)
8.1
(46.6)
2.7
(36.9)
11.9
(53.4)
Trung bình ngày °C (°F) −5.8
(21.6)
−5.4
(22.3)
−1.3
(29.7)
3.9
(39.0)
9.8
(49.6)
15.1
(59.2)
19.4
(66.9)
19.5
(67.1)
15.3
(59.5)
9.1
(48.4)
4.1
(39.4)
−1.3
(29.7)
6.9
(44.4)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −10.4
(13.3)
−10.2
(13.6)
−5.9
(21.4)
−0.7
(30.7)
4.0
(39.2)
9.2
(48.6)
13.5
(56.3)
13.9
(57.0)
9.8
(49.6)
4.4
(39.9)
0.2
(32.4)
−5.4
(22.3)
1.9
(35.4)
Thấp kỉ lục °C (°F) −35.6
(−32.1)
−35.0
(−31.0)
−31.1
(−24.0)
−21.1
(−6.0)
−11.1
(12.0)
−6.7
(19.9)
0.6
(33.1)
0.0
(32.0)
−5.6
(21.9)
−10.0
(14.0)
−17.8
(0.0)
−27.2
(−17.0)
−35.6
(−32.1)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 118.4
(4.66)
85.3
(3.36)
101.0
(3.98)
97.7
(3.85)
74.8
(2.94)
85.0
(3.35)
77.7
(3.06)
106.9
(4.21)
94.4
(3.72)
127.6
(5.02)
145.6
(5.73)
131.7
(5.19)
1.246,1
(49.06)
Lượng mưa trung bình mm (inches) 53.0
(2.09)
40.0
(1.57)
66.6
(2.62)
81.9
(3.22)
74.6
(2.94)
85.0
(3.35)
77.7
(3.06)
106.9
(4.21)
94.4
(3.72)
127.6
(5.02)
130.7
(5.15)
77.7
(3.06)
1.016,1
(40.00)
Lượng tuyết rơi trung bình cm (inches) 64.1
(25.2)
46.6
(18.3)
33.5
(13.2)
15.6
(6.1)
0.2
(0.1)
0.0
(0.0)
0.0
(0.0)
0.0
(0.0)
0.0
(0.0)
0.0
(0.0)
12.6
(5.0)
56.6
(22.3)
229.2
(90.2)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.2 mm) 17 11 14 16 14 12 11 14 15 19 19 16 178
Số ngày mưa trung bình (≥ 0.2 mm) 8 7 10 14 14 12 11 14 15 19 16 9 149
Số ngày tuyết rơi trung bình (≥ 0.2 cm) 12 6 7 4 0 0 0 0 0 0 5 8 42
Nguồn 1: Environment Canada[14][15][16][17]
Nguồn 2: The Weather Network[18][19]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Population and dwelling counts, for Canada, provinces and territories, and census subdivisions (municipalities), 2016 and 2011 censuses – 100% data (Nova Scotia)”. Statistics Canada. ngày 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ “Micmac Locations”. Micmac Tribe. Access Genealogy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ After the Raid on Charlottetown (1775), Hierlihy was the commander of the defence of Prince Edward Island (See Timothy Hierlihy and his times Lưu trữ 2018-04-09 tại Wayback Machine)
  4. ^ The Casket Lưu trữ 2009-02-19 tại Wayback Machine
  5. ^ [1], Canada Year Book 1932
  6. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết), Canada Year Book 1955
  7. ^ Census 1956-1961 Lưu trữ 2016-08-22 tại Wayback Machine
  8. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết), Canada Year Book 1967
  9. ^ [2], 1996 Census of Canada: Electronic Area Profiles
  10. ^ [3], Community Profiles from the 2006 Census, Statistics Canada - Census Subdivision
  11. ^ [4], Population and dwelling counts, for Canada, provinces and territories, and census subdivisions (municipalities), 2011 and 2006 censuses
  12. ^ “Daily Data Report for August 1944”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  13. ^ “Daily Data Report for January 1925”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  14. ^ “Antigonish, Nova Scotia”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  15. ^ “Antigonish 2”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  16. ^ “Clydesdale”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  17. ^ “South Side Harbour”. Canadian Climate Data. Environment Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  18. ^ “Southside Harbour, Nova Scotia”. Statistics. The Weather Network. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  19. ^ “Jimtown”. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.